Đất Vi sinh Vinatap
Thành phần chính
- Đất hữu cơ: 30%
- Mùn: 8,87%
- Tổng Nito: 0,165%
- PH: 4,5 – 6,8 độ
- Tổng phốt pho: 0,062%
- Tổng Kali: 0,93%
- Các trung, vi lượng bao gồ: Mg, Mn, Zn, B, Cu, Mo sắt dạng chelate
- Tỷ lệ còn lại là các cấp hạt khác nhau
- Mô tả
Mô tả

Đất vi sinh vinatap
Đất vi sinh vinatap
Mục lục bài viết
- Đất vi sinh là loại đất được sản xuất theo công nghệ vi sinh sạch sẽ an toàn cho người sử dụng đất. Bởi loại đất vi sinh này được trộn và phối hợp với tỷ lệ đất mùn chứa 50%. Với qua một quá trình ủ trộn dài ngày với chế phẩm sinh học Trichoderma, thêm với đó là đất phù sa, một chút thành phần của tro trấu và cả phân bò khô đã qua xử lý để hình thành nên đất vi sinh.
- Đất vi sinh là một trong những sản phẩm được các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thường xuyên sử dụng, nhằm giúp cho cây trồng hoặc rau trồng được sinh trưởng một cách mạnh mẽ, không cần bổ sung thêm phân bón hoặc một số chất khác. Đặc biệt hơn nữa các thành phần của đất đều là các vật liệu hữu cơ đã được diệt khuẩn nấm, mầm bệnh và hạt cỏ dại, rất đảm bảo an toàn và không gây hại cho con người cũng như môi trường.
Thành phần chính
- Đất hữu cơ: 30%
- Mùn: 8,87%
- Tổng Nito: 0,165%
- PH: 4,5 – 6,8 độ
- Tổng phốt pho: 0,062%
- Tổng Kali: 0,93%
- Các trung, vi lượng bao gồ: Mg, Mn, Zn, B, Cu, Mo sắt dạng chelate
- Tỷ lệ còn lại là các cấp hạt khác nhau
Chức năng đất nền giữ dinh dưỡng nuôi dưỡng vi sinh vật

Chức năng làm đất nền
Chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây

Chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây
Chức năng kích thích tăng trưởng cho cây

Chức năng kích thích tăng trưởng
Thành phần dinh dưỡng và tính chất của đất trồng cây
- Đất nền trồng cây
- Đất dinh dưỡng trồng cây
- Đất giàu dinh dưỡng
Đất trồng cây
- Đất nền giữ vai trò của lớp đất dưới cùng có tác dụng giữ dinh dưỡng, nuôi dưỡng dễ cây và các vi sinh vật. Đất không bị bạc màu, vi sinh vật có nơi sinh sống và giữ nước vừa phải
- Đất dinh dưỡng cung cấp các chất chính cho cây gồm có
- Nhóm đa lượng: N (Đạm), P (Lân), K (Kali). Là nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cây trồng cần nhiều
- Nhóm trung lượng: Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Magiê (Mg), Silic (Si)
- Nhóm vi lượng: Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Molypden (Mo), Clo (Cl)
- Đất giàu dinh dưỡng và phân bón trồng cây cung cấp các chất quan trọng cho cây phát triển như tăng cường kích thích cho bộ dễ, tăng cường chất dinh dưỡng cho lá hoa hoặc quả. Tạo môi trường thuận lợi cho sự trao đổi chất và môi trường tốt cho vi sinh vật
- Thân thiện môi trường
Ảnh hưởng của đất trồng đối với cây trồng
Chất lượng Đất trồng cây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng
- Đất sạch không sâu bệnh giúp cây khỏe mạnh không bị sâu hại
- Đất dinh dưỡng giúp các bộ phận của cây phát triển tốt. Bộ rễ khỏe mạnh, thân cành cứng cáp, lá dày và hấp thụ ánh sáng tốt, hoa nhiều và bền, quả sai và chất lượng tốt.
- Không mất nhiều thời gian và công sức trong việc chăm bón cho cây
- Hệ sinh vật có lợi giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng dễ dàng cho cây phát triển.
Tỷ lệ pha trộn và cấu trúc của đất trồng cây
- Đất sạch là loại đất không chứa hàm lượng kim loại nặng, các loại mầm bệnh, sâu bệnh, phân hóa học hoặc dư lượng thuốc trừ sâu.
- Đất sạch thích hợp cho tự trồng rau sạch tại nhà là loại đất chứa các thành phần trung, đa vi lượng, các thành phần chất hữu cơ giúp ích cho cây rau phát triển.
- Để nhận biết đất sạch, đầy đủ dinh dưỡng là sau thời gian canh tác có nhiều giun bên dưới lớp đất trồng; điều này chứng tỏ đất không chứa chất hóa học, có lợi cho việc trồng rau sạch.
- Đất nền: Đất phù sa hoặc đất giá thể đã xử lý qua mầm bệnh; có thể sử dụng đất dinh dưỡng tribat được đóng gói sẵn tại các cửa hàng, sử dụng thêm mùn cưa, sơ dừa hay tro trấu
- Đất dinh dưỡng: là đất có nhiều chất dinh dưỡng chính cho cây cung cấp các chất đa trung vi lượng
- Phân bón: Nên sử dụng phân hữu cơ để cung cấp thêm dinh dưỡng, có thể sử dụng phân xanh, phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân vi sinh…
- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tiến hành trộn đất: Các loại cây có đặc tính khác nhau cần tỉ lệ trộn khác nhau; với các loại rau ăn lá trộn theo tỉ lệ: 5 phần đất nền + 3 phần giá thể tạo xốp + 2 phần phân bón… Để rau trồng phát triển tốt nhất khi trồng trên khay, chậu, độ dày đất từ 10 -13 cm.
- Dùng các loại phân hữu cơ: Đất trồng đã bị bạc màu nên dùng phân bò đã qua xử lý; loại phân này giúp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng. Trộn theo tỷ lệ: 1 bao phân bò 10dm3 + 1 bao đất tribat 10dm3 sử dụng được khoảng 5 chậu trồng rau cỡ lớn, 8 chậu cỡ nhỏ, 5 thùng xốp.
- Dùng phân bón vi sinh: Phân vi sinh không gây nóng cho đất trồng, nên bón theo tỷ lệ để kích thích bộ rễ của cây phát triển; loại phân này rất lành đối với cây trồng. Tỷ lệ trộn: 1 bao phân vi sinh 10dm3 + 1 bao tribat sử dụng cho 9 chậu trồng rau cỡ lớn, 15 chậu loại nhỏ và 10 thùng xốp
- Sử dụng phân giun quế: Loại phân này sẽ hủy các chất hữu cơ còn tồn đọng trong quá trình trồng và thu hoạch; phân giun quế nhiều chất dinh dưỡng giúp khi trồng cây không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác… Tỷ lệ trộn: 1 bao phân giun quế 10kg + 1 bao đất tribat dùng được 10 – 12 chậu nhựa loại to, 15 chậu nhỏ, 10 thùng xốp…